Động cơ Diesel là một loại động cơ đốt trong. Khác với động cơ xăng. Sự cháy nhiên liệu động cơ Diesel xảy ra trong buồng đốt khi piston đi tới gần điểm chết trên trong kì nén. Là sự tự cháy dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao của không khí nén.
Lịch sử ra đời.
Rudolf Diesel là một kỹ sư tốt nghiệp xuất sắc Đại Học Kĩ Thuật Munich của nước Đức. Ông đã sáng chế được một loại động cơ đốt trong và được cấp bằng sáng chế năm 1892 bảo hộ quyền tác giả của động cơ mang tên Diesel.
Mercedes trở thành nhà sản xuất ô tô dầu tiên trên thế giới trang bị động cơ Diesel cho chiếc xe 260D từ năm 1936. Quá trình thử nghiệm lô taxi 260D tại đức đã thấy được hiệu quả và tuổi thọ thực sự của động cơ Diesel. Nên động cơ Diesel đã thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng thời bấy giờ.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Đông cơ Diesel đã được cải tiến rất nhiều đem lại hiệu quả kinh tế khi sử dụng
Nguyên lí hoạt động của động cơ Diesel
Nguyên lí hoạt động gồm 4 quá trình
Kỳ nạp
Piston di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Xupap nạp mở, xupap xả đóng. Môi chất công tác là khí từ khí quyển qua bầu lọc, qua cửa nạp đi vào xi lanh động cơ. Vì khi piston di chuyển từ ĐCT( điểm chết trên) đến ĐCD( điểm chết dưới), thể tích trong xy lanh tăng. Áp suất giảm tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa không gian bên trong xy lanh với khí quyển. Tạo ra một dòng khí từ khí quyển nạp vào trong xy lanh động cơ.
Kỳ nén
Piston đi từ điểm chết dưới đến điểm chết trên. Lúc này xupap nạp và xả đều đóng. Cuối kì nén, khi piston gần đến ĐCT thì nhiên liệu được phun vào xy lanh. Mục đích của việc phun nhiên liệu sớm là để nhiên liệu phân bố đều trong xy lanh. Và được sấy nóng tự bốc cháy trong khí nén.
Kỳ cháy và giãn nở
Pisto di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD . Sau ĐCT quá trình cháy vẫn tiếp tục diễn ra. Gần cuối cùng của hành trình xupap thải mở sớm để thải tự do một lượng đáng kể sản vật cháy trong xy lanh qua xupap thải.
Kỳ thải
Piston đi từ ĐCD lên ĐCT sản phẩm cháy bị thải cưỡng bức do piston đẩy ra khỏi xy lanh.
Ưu, nhược điểm của động cơ Diesel.
Ưu điểm
Hiệu suất động cơ Diesel lớn hơn 1.5 lần so với động cơ xăng.
Giá thành nhiên liệu rẻ hơn so với xăng
Suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ Diesel thấp hơn động cơ xăng.
Nhiên liệu Diesel không bốc cháy ở nhiệt độ bình thường, vì vậy ít gây nguy hiểm.
Động cơ Diesel ít hư hỏng lặt vặt vì không có bộ đánh lửa và bộ chế hòa khí
Nhược điểm
Với cùng một công suất thì động cơ Diesel năng hơn động cơ xăng. Tỷ số nén động cơ Diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải tốt. Điều này làm cho giá thành động cơ diesel đắt hơn.
Động cơ Diesel có thiết kế phức tạp và cần độ chính xác cao hơn nên chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cao.
Vòng tua máy của động cơ Diesel thường thấp hơn động cơ xăng. Nên công suất cực đại của động cơ Diesel thấp hơn động cơ xăng.
>>>>>>>>>xem thêm nhiều bài viết khác tại đây hoặc tại đây.<<<<<<<<<<<<<
Tham khảo thêm các dòng xe mới tại website : https://xetaivinhphat.com.vn/
Pingback: CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT ECT TRÊN Ô TÔ - ISUZUZUVINHPHAT