Các đèn báo trên xe ô tô thường hiển thi các trục trặc từ đơn giản đến phức tạp của xe ô tô. Xe ô tô được thiết kế ngày càng tự động hóa và hiện đại, nên các đèn cảnh báo nguy hiểm ô tô hoặc các trục trặc sẽ được thể hiện qua các đèn báo hiệu trên táp lô. Dưới đây là các loại đèn báo thông dụng trên ô tô.
1.Đèn báo áp suất dầu bôi trơn ở mức thấp.
Dấu hiệu này cho thấy áp suất dầu bôi trơn trong động cơ thấp. Không đảm bảo để động cơ hoạt động an toàn. Việc cố tình lái xe trong tình trạng như vậy có thể làm động cơ hỏng nặng. Vì các bề mặt kim loại có chuyển động tương đối bị cào xước. Áp suất thấp có thể vì thiếu dầu, dầu quá loãng. Các ổ trục đã mòn không duy trì được áp suất hệ thống hoặc thiết bị đo ap suất hệ thống đã hỏng.
2.Đèn báo nhiệt độ động cơ.
Đèn này bật sáng khi động cơ quá nóng. Tắt động cơ ngay lập tức để tránh bó kẹt các chi tiết gây ra hư hỏng nghiêm trọng. Trên một số loại xe, đèn này có màu xanh thể hiện động cơ có nhiệt độ bình thường. Khi động cơ quá nóng, nó sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu dung dịch làm mát hay van hằng nhiệt bị kẹt.
3.Đèn báo áp suất lốp.
Nếu nhìn thấy đèn sáng này bật sáng trên bảng đồng hồ, bạn có thể hiểu là lốp xe bị thủng hoặc non hơi. Tuy nhiên chỉ có những dòng xe đời mới được trang bị loại đèn báo này. Do đó nếu sở hữu ô tô đời cũ, bạn nên tự thường xuyên kiểm tra lốp xe.
4.Đèn báo động cơ.
Nếu đèn sáng liên tục thì động cơ lúc này đang gặp một sự cố nhỏ trong hệ thống kiểm soát khí xả. Khi đèn nhấp nháy nghĩa là đang có vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như hư hỏng động cơ làm bộ xúc tác nóng quá mức và dễ dàng bắt lửa. Nguyên nhân đèn sáng có thể do nắp bình xăng chưa đc đậy kín.
5.Đèn báo lượng nhiên liệu thấp
Khi đèn này bật sáng nghĩa là lượng nhiên liệu chỉ còn khoảng 15-20% dung tích của bình nhiên liệu.
6.Đèn báo hệ thống cân bằng điện tử.
Khi đèn sáng là hệ thống cân bằng điện tử đang hoạt động. Đèn sẽ nhấp nháy khi hệ thống đang làm việc và xe bắt đầu trượt. Đèn này để cảnh báo bạn nên lái xe cẩn thận.
>>>>Xem thêm nhiều bài viết khác tại đây hoặc tại đây. <<<<<<<<<
>>>>>Những việc cần làm khi ô tô bị ngập nước<<<<<<<<<
Tham khảo thêm các dòng xe mới tại website : https://xetaivinhphat.com.vn/
Pingback: NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢM BIẾN LÙI XE - CẢM BIẾN Ô TÔ