CHUẨN ĐOÁN BỆNH XE HƠI QUA MÀU SẮC KHÍ XẢ ĐỘNG CƠ.

khí xả động cơ

Khi gặp sự cố về động cơ và các hệ thống liên quan, trong khí xả động cơ có thể chứa một hoặc nhiều màu cơ bản(đen, xanh, trắng) lẫn vào nhau.

khí xả động cơ

Khí xả động cơ màu đen.

Khi xe bị khói đen sẽ kèm theo các dấu hiệu như tốn xăng bất thường, nóng máy, bugi nhanh bị bám muội. Dẫn tới đánh lửa kém làm xe yếu đi. Khói đen chứa nhiều muội than sẽ bám chặt vào bề mặt piston, xéc-măng, nấm xu-pap, bu-gi. Là nguyên nhân gây ra hiện tượng kích nổ cho động cơ. Lọc gió quá bẩn, lỗ gic-lơ trong bộ chế hòa khí bị mòn nhiều. Hoặc cảm biến oxy bị bẩn khiến xăng cung cấp nhiều. Hệ thống đánh lửa kém không đốt hết được nhiên liệu cũng gây nên khói đen. 

khí xả động cơ

Với xe bị khói đen, trước tiên cần kiểm tra le gió có đang được mở hay không. Sau khi đã loại trừ trường hợp do le gió, tiến hành kiểm tra bu-gi và lọc gió để vệ sinh hoặc thay thế nếu cần thiết. Nếu khói đen không hết thì cần kiểm tra gic-lơ trong chế hòa khí.

Khí xả có màu nâu hoặc xanh.

khí xả động cơ

Đối với hiện tượng khí xả động cơ có màu nâu hoặc xanh thì có thể có hoặc không có khi bạn khởi động xe. Biểu hiện trên có thể là do dầu bôi trơn đang bị đốt cháy trong động cơ dẫn đến tình trạng mức dầu giảm xuống. Ngoài ra bạc xéc-măng bị mòn, phớt ghít và ống dẫn xupap bị hư hỏng. Đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. 

Khí xả động cơ màu trắng và dày đặc. 

khí xả động cơ

Đây là dấu hiệu gần như chắc chắn của hiện tượng trục trặc gioăng nắp quy-lát của động cơ. Chủ xe cần nhanh chóng mang xe đi sửa chữa. Để tránh quy-lát của động cơ hỏng hoàn toàn. Bên cạnh đó, khói trắng và dày thoát ra từ ống xả trên những chiếc xe chạy dầu diesel. Nó thể hiện tới những vấn đề liên quan tới thời gian phun dầu vào buồng đốt của bơm nhiên liệu.

Tham khảo thêm các bài viết tại đây hoặc tại đây.

Một số hư hỏng trên hộp số tự động. 

Tham khảo thêm các dòng xe mới tại website : https://xetaivinhphat.com.vn/

One thought on “CHUẨN ĐOÁN BỆNH XE HƠI QUA MÀU SẮC KHÍ XẢ ĐỘNG CƠ.

  1. Pingback: TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN ÁP SUẤT ĐƯỜNG ỐNG NẠP TRÊN Ô TÔ

Để lại một trả lời