Cảm biến vị trí bướm ga TPS có nhiệm vụ xác định độ mở của bướm ga. Gửi thông tin về bộ xử lý trung tâm giúp điều chỉnh lượng phun nhiên liệu tối ưu theo độ mở bướm ga.
Cảm biến vị trí bướm ga là gì?
Về bản chất, cảm biến vị trí bướm ga là một biến trở thay đổi theo vị trí của bướm ga. Máy tính sử dụng thông tin này để điều chỉnh lượng phun cân đối với độ mở bướm ga. Trên các dòng xe sử dụng hộp số tuần tự. Vị trí bướm ga cũng là thông số cần thiết để kiểm soát quá trình chuyển sô.
Mô-đun kiểm soát cung cấp cho biến trở một điện áp chuẩn, sự thay đổi điện áp trong sẽ làm thay đổi điện áp ra. Tỷ lệ với độ mở bướm ga. Chế dộ không tải ứng với điện áp ra thấp nhất. Chế độ toàn tải sẽ là 4,5 V. Nếu tốc dộ không tải cao hơn bình thường, có thể cảm biến vị trí bướm ga đã gặp vấn đề.
Nguyên lí làm việc chung của cảm biến vị trí bướm ga.
Bướm ga được mở ra hoặc đóng lại khi tài xế đạp hoặc nhả bàn đạp ga. Lúc này cảm biến bướm ga sẽ ghi lại hoạt động mở của bướm ga. Và chuyển hóa góc mở bướm ga thành 1 tín hiệu điện áp và gửi đến ECU.
Cảm biến vị trí bướm ga có 3 loại:Loại tiếp điểm, loại tuyến tính và loại phần tử Hall.
Nguyên lí làm việc loại tiếp điểm.
Loại cảm biến này dùng tiếp điểm không tải (IDL) và tiếp điểm trợ tải (PSW) để phát hiện động cơ đang chạy không tải hoặc chạy dưới tải trọng lớn.
Khi bướm ga được đóng hoàn toàn, tiếp điển IDL đóng ON và tiếp điểm PSW tắt OFF, ECU động cơ xác định rằng động cơ đang chạy không tải.
Khi đạp bàn đạp ga, tiếp điểm IDL sẽ bị ngắt OFF,và khi bướm ga mở quá 1 điểm xác định, tiếp điểm PSW sẽ đóng ON, tại thời điểm này ECU động cơ xác định rằng động cơ đang chạy tải nặng.
Điện áp 5V đi qua 1 điện trở trong ECU, đưa đến cực IDL và PSW. Ở vị trí cầm chừng, điện áp từ cực IDL qua công tắc tiếp xúc với IDL về mass. Ở vị trí toàn tải điện áp từ cực PSW qua công tắc tiếp xúc với PSW về mass.
Nguyên lí làm việc loại tuyến tính.
Khi cánh bướm ga mở, con trượt trượt dọc theo điện trờ, và tạo ra điện áp tăng dần ở cực VTA tương ứng với góc mở cánh bướm ga. Khi cánh bướm ga đóng hoàn toàn tiếp điểm cầm chừng nối cực IDL với cực E2. Tín hiệu sẽ được đưa đến những hộp điều khiển khác để thực hiện việc điều chỉnh nhiên liệu cho động cơ
Nguyên lí làm việc loại phần tử Hall.
Khi bướm ga mở, các nam châm quay cùng một lúc. Và các nam châm này thay đổi vị trí của chúng.Vào lúc đó, IC Hall phát hiện sự thay đổi từ thông gây ra bởi sự thay đổi của vị trí nam châm. Và tạo ra điện áp của hiệu ứng Hall từ các cực VTA1 và VTA2 theo mức thay đổi này. Tín hiệu được truyền đến ECU động cơ nhứ tín hiệu mở bướm ga.
Cách nhận biết khi cảm biến vị trí bướm ga gặp vấn đề.
Hư hỏng thường gặp với cảm biến này là các tiếp điểm hoặc biến trở bị mòn hoặc hở mạch. Công việc kiểm tra các cảm biến này cũng không khó lắm. Bạn chỉ cấn sử dụng đồng hồ VOM điện tử. Bạn có thể xác định được xem cảm biến có bị hư hỏng và cần thay thế hay không.
Đầu tiên hãy kiểm tra xem cảm biến đã được nối mass hay chưa?
Kiểm tra xem cảm biến có được cấp nguồn chuẩn không?
Kiểm tra xem cảm biến có đưa ra tín hiệu chính xác không?
Điều chỉnh cảm biến vị trí bướm ga.
Tham khảo thêm các bài viết tại đây hoặc tại đây.
Tham khảo thêm các dòng xe mới tại website : https://xetaivinhphat.com.vn/
Pingback: TURBO TĂNG ÁP VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG TURBO TĂNG ÁP