TURBO TĂNG ÁP VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG

Turbo tăng áp

Turbo tăng áp thường được lắp đặt trong các động cơ diesel cỡ lớn. Một turbo có thể giúp làm tăng đáng kể công suất của một động cơ mà không cần phải tăng trọng lượng bản thân động cơ đó.

Turbo tăng áp

Turbo tăng áp là gì?

Turbo tăng áp (Turbocharger) là một hệ thống được tích hợp trên động cơ Diesel. Hệ thống tăng áp này tận dụng sức mạnh của dòng khí thải. Nhờ bố trí 1 tuốcbin nằm trên ống thoát khí thải. Khi khí thải đi qua sẽ làm cho tuốcbin quay. Và nhờ thế nó làm quay máy nén khí vào xy lanh của động cơ.

Cấu tạo của Turbo tăng áp.

Turbo tăng áp

Turbo bao gồm 2 phần chính : turbine và bộ nén, đó là 2 cánh quạt gắn lên một trục. Mỗi quạt một đầu trục. Khí xả của động cơ được dẫn tới một quạt, được gọi là tua bin( turbine). Mục đích để quay trục và xoay quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại, được gọi là bộ nén. Bộ nén này có nhiệm vụ nén khí vào khoang nạp khí của động cơ. 

Nguyên lí hoạt động của turbo tăng áp.

Turbo tăng áp

Bộ tăng áp hoạt động nhờ vào luồng khí thải tạo ra khi động cơ hoạt động. Khí thải được dẫn qua bộ tăng áp làm quay một tua bin, tua bin này làm quay máy nén khí. Tua bin quay với tốc độ cao, lên đến 150.000 v/ph. Bộ tăng áp gắn với họng xả động cơ nên nhiệt độ làm việc của tua bin rất cao. 

Bộ tăng áp giúp động cơ đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn bằng cách nén thêm nhiên liệu vào xy lanh trong mỗi chu kì nổ. Một bộ tăng áp, có thể tăng áp suất hút nhiên liệu từ 6 – 8 psi. Vì áp suất không khí khoảng 14,7 psi nên động cơ sẽ nạp thêm 50% nhiên liệu. Công suất động cơ tăng khoảng 30 – 40%.

Ưu và nhược điểm của turbo tăng áp.

Ưu điểm:

Ưu điểm nổi bật nhất của turbo tăng áp là làm tăng sức mạnh cho động cơ trong khi không tăng số lượng xi lanh cũng như dung tích. Điều này dẫn đến ít tiêu hao nhiên liệu hơn

VD: hãng Ford của Mỹ đã sử dụng động cơ Ecoboots 1.0 lít 3 xy lanh tăng áp để thay thế cho động cơ 1.6 lít cũ trên một số xe. Nó đem lại cùng một công suất nhưng lại tốn ít nhiên liệu hơn. 

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của động cơ có tăng áp là âm thanh ống xả của động cơ tăng áp ít lực hơn động cơ hút tự nhiên. Do đó mà độ “gầm rú” không bằng, mang lại cảm giác ít phấn khích cho người mê tốc độ. 

Một nhược điểm khác của turbo tăng áp là tạo ra một áp suất ngược trong hệ thống xả và tạo ra áp suất nạp thấp hơn cho tới khi động cơ hoạt động ở tốc độ tua cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến động cơ lắp turbo ban đầu không ” bốc” hay còn gọi là “trễ”.

Tham khảo thêm các bài viết tại đây.

Tìm hiểu cảm biến vị trí bướm ga trên ô tô.

Tham khảo thêm các dòng xe mới tại website : https://xetaivinhphat.com.vn/

One thought on “TURBO TĂNG ÁP VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG

  1. Pingback: ĐIỂM MÙ TRÊN Ô TÔ LÀ GÌ? VÀ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?????

Để lại một trả lời